1000 Câu Chuyện Chữ Hán

1000 Câu Chuyện Chữ Hán

Chữ Hán Tiếng Trung còn gọi là Hán Tự - hệ chữ chính dùng để viết tiếng Trung của người Trung Quốc. Chữ Hán được sáng tạo từ thời xa xưa dựa trên việc vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Sau này Chữ Hán được du nhập vào nhiều nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo thành vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Ở Việt Nam chữ Hán còn gọi là chữ Nho.

Chữ Hán Tiếng Trung còn gọi là Hán Tự - hệ chữ chính dùng để viết tiếng Trung của người Trung Quốc. Chữ Hán được sáng tạo từ thời xa xưa dựa trên việc vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Sau này Chữ Hán được du nhập vào nhiều nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo thành vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Ở Việt Nam chữ Hán còn gọi là chữ Nho.

Điểm nổi bật tại Khai Phong Phủ

Khai Phong Phủ không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một điểm đến đầy thú vị với nhiều hoạt động sinh hoạt của người Trung Quốc thời xưa được phục dựng lại. Du khách có thể tham gia vào các hoạt cảnh như lễ cưới truyền thống, tung tú cầu, ca múa… để trải nghiệm và hiểu sâu hơn về văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

Một điểm đặc biệt và thu hút nhiều du khách đến Khai Phong Phủ là màn trình diễn vở kịch tái hiện lại cảnh xử án của nhân vật lịch sử nổi tiếng – Bao Thanh Thiên. Mỗi ngày vào khoảng 9h sáng, trước cổng lớn của Khai Phong Phủ, du khách sẽ được chứng kiến một vở kịch hấp dẫn, sống động về các vụ án mà Bao Công đã phá giải và đem lại công bằng cho dân chúng. Đây là một trong những chương trình biểu diễn độc đáo và đầy ý nghĩa nhất mà thành phố Khai Phong dành cho du khách.

Khai Phong Phủ hiện nay vẫn mở cửa đón hàng nghìn lượt du khách tham quan mỗi ngày. Tourhot24h.vn gợi ý cho bạn đây là thời điểm thích hợp nhất cho những tín đồ yêu thích văn hóa và lịch sử Trung Hoa tham gia tour du lịch Trịnh Châu Lạc Dương để có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của Khai Phong Phủ đấy!

* Chữ Nôm được hình thành như thế nào và có gì khác với chữ Hán? (Ban Mai, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

- Muốn biết chữ Nôm hình thành ra sao thì việc đầu tiên là phải biết nguồn gốc của chữ Hán. Trong cuốn “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (NXB Thế Giới, 1997), tác giả Lý Lạc Nghị cho biết: “Chữ Hán hay Hán tự (漢字) là loại văn tự ngữ tố xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á.

Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Dựa trên các hiện vật khai quật được, chữ viết trên các mảnh xương thú vật được gọi là chữ giáp cốt, các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết (Hán) ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Ở Việt Nam, từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X, dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. “Nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán”, cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố viết trong cuốn “Đại Nam Dật Sử - Sử ta so với sử Tàu” (NXB Khoa học Xã hội, 2019).

Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Các nhà nghiên cứu cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, ví như học giả Đào Duy Anh nhận định trong cuốn “Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” (NXB Hà Nội, 1975). Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Theo Wikipedia, trong cụm từ “chữ Nôm” thì “chữ” và “Nôm” đều có gốc Hán.

Từ “chữ” bắt nguồn từ cách phát âm (của người Việt) trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (trong “văn tự”). Nôm nghĩa là Nam 南 (trong “phía nam”). Tên gọi “chữ Nôm” chỉ thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt. Chữ Nôm là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán. Ví dụ, chữ 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là “bán” và có nghĩa là “một nửa”; chữ Nôm (cũng viết như thế) cũng đọc là “bán” nhưng lại hiểu theo nghĩa là bán trong “mua bán”. Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như chữ “mệt” được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt. Hay như chữ “trời” được ghép bởi chữ thiên 天 (trời) và thượng 上 (ở trên).

Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta. Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học, khó phổ cập. Hơn nữa, do Nhà nước phong kiến sùng bái chữ Hán nên chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức, còn bị coi là thấp kém dưới chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó được phát triển và hoàn thiện, chưa tiêu chuẩn hóa.

Ngày nay, trên thế giới có rất ít người đọc được chữ Nôm. Bởi vậy, khối tài liệu Hán - Nôm của khoảng 10 thế kỷ đang bảo quản trong các cơ quan lưu trữ, các thư viện bao gồm tài liệu hành chính, tài liệu lịch sử, sách báo... chưa được khai thác hết.

Đây là công cụ giúp tập viết đúng thứ tự các nét chữ Hán. Với mỗi chữ ngẫu nhiên được đưa ra dưới đây, bạn cần tô theo các nét theo đúng thứ tự.

Hệ thống viết của chữ Hán gồm 8 nét cơ bản là ngang (hoành), sổ (thụ), chấm (điểm), hất (khiêu), phảy (phiết), mác (nại), gập (chiết), móc (câu), và tuân theo các quy tắc cơ bản sau:

Truyền Thuyết Thương Hiệt Tạo Chữ

Sau khi thống nhất Hoa Hạ, Hoàng Đế bèn lệnh cho sử quan của ông là Thương Hiệt nghĩ biện pháp sáng tạo chữ.

Một hôm Thương Hiệt đang suy nghĩ thì thấy từ trên trời có một con phượng hoàng bay đến. Một vật nó ngậm ở miệng rơi xuống, vừa vặn rơi ngay trước mặt Thương Hiệt. Thương Hiệt nhặt lên thấy trên mặt có dấu chân, nhưng ông không thể nào nhận ra đó là dấu chân loài thú nào.

Đúng lúc ấy có một người thợ săn chạy đến và nói: “Đây là dấu chân con tỳ hưu, khác hoàn toàn với dấu chân các loài thú khác. Dấu chân của các loài thú khác tôi nhìn một cái là biết ngay.”

Thương Hiệt liền nghĩ, vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của nó, nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật, vẽ ra hình vẽ thì ngay cả người thợ săn cũng có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ đó sao?

Từ đó Thương Hiệt chú ý quan sát các loại sự vật và vẽ ra hình dáng theo đặc trưng, từ đó đã tạo ra rất nhiều chữ tượng hình. Sau này lại có chữ hội ý (hội tụ các ý của các bộ cấu thành).

Khai phong phủ và Bao Thanh Thiên

Khai Phong Phủ ở Trung Quốc không chỉ là một địa điểm tham quan trong tour Trịnh Châu – Khai Phong Phủ với không gian cổ kính và yên bình mà còn gắn liền với một nhân vật lịch sử nổi tiếng là Bao Thanh Thiên. Ông tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), được biết đến với nhiều tên gọi như Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ… Ông làm quan dưới triều vua Tống Nhân Tông, nổi tiếng với phẩm chất thanh liêm, chính trực và khả năng phá án xuất thần.

Thống kê cho thấy, Bao Thanh Thiên đã xử tử không dưới 30 người quyền quý trong triều, bao gồm cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – cha của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái. Dưới bút của nhà văn Âu Dương Tu, Bao Chửng được mô tả là “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.

Theo truyền thuyết, Bao Thanh Thiên còn được coi là một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân giáng trần, với tên là Văn Khúc Tinh Quân. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, hình ảnh mặt đen và vầng trăng giữa trán của ông là ảnh hưởng từ nghệ thuật Kinh kịch, không phản ánh sự thật về ngoại hình của ông.

Khai Phong Phủ không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ một phẩm chất và năng lực của một người quân tử trong lịch sử Trung Quốc. Đến Khai Phong Phủ, du khách có thể tìm hiểu về cuộc sống và công việc của Bao Thanh Thiên qua các hình ảnh, tượng trưng bày bên trong.

Tham khảo: Tour du lịch Trịnh Châu – Lạc Dương – Khai Phong Phủ 5N5Đ