Hình ảnh học sinh tiểu học ở Nhật Bản “cõng” những chiếc cặp nặng trên đường đến trường không còn xa lạ và thậm chí trọng lượng ngày một tăng lên.
Hình ảnh học sinh tiểu học ở Nhật Bản “cõng” những chiếc cặp nặng trên đường đến trường không còn xa lạ và thậm chí trọng lượng ngày một tăng lên.
Chào bạn, xin giới thiệu với bạn mẫu cặp học sinh cho trung tâm tiếng Anh (BALO VUS)
Hiện tại trung tâm anh ngữ VUS có một số mẫu balo phổ biến như sau.
Các trung tâm anh ngữ, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, thậm chí các trường tiểu học, mầm non cũng may cặp cho học sinh dạng đồng phục như thế này.Cặp học sinh Vus là đồng phục vừa mang thương hiệu trường, vừa đẹp, vừa rẻ. Các em học sinh không phải lo lắng chuyện xấu đẹp khi mang cặp học sinh Vus giống nhau, sẽ không khen chê cặp của học sinh này với học sinh kia. Điều đó tạo ra sự bình đẳng khi đi học ở trường.
Ngoài ra, nhiều trường làm cặp để tặng cho học sinh có thành tích học tập tốt trong học kỳ. Tặng cặp mang thương hiệu trường vừa là món quà ý nghĩa, vừa là sản phẩm quảng bá thương hiệu của trường vừa là niềm tự hào của học sinh nhận được sự công nhận của trường.
Nếu trung tâm tiếng Anh, trung tâm ngoại ngữ của bạn đang có nhu cầu may balo làm quà tặng cho sinh viên, học sinh khóa tới của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn, thiết kế, báo giá may cặp học sinh cho bạn một cách nhanh chóng nhất.
Công ty cặp da An Bình chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm dùng làm quà tặng cho doanh nghiệp, trường học và các tổ chức phi lợi nhuận như: Balo, Túi xách, Túi du lịch, Vali kéo, Túi vải bố cotton, Túi vải không dệt, Balo rút, Túi chuyên dụng đựng dụng cụ, máy móc hoặc sản phẩm theo yêu cầu.
♦ Địa chỉ: 135 Cộng Hòa, F12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Liên hệ mua sỉ : 0886838936Liên hệ mua lẻ : 0911925609
Học sinh tiểu học Nhật đến trường với những chiếc cặp sách ngày càng nặng khi cần chứa cả sách giáo khoa và thiết bị điện tử, khiến nhiều em bị đau nhức cơ thể.
Footmark, công ty sản xuất trang phục học sinh có trụ sở tại Tokyo, tuần trước công bố kết quả khảo sát tiến hành hồi năm 2022, cho thấy trọng lượng trung bình của cặp học sinh Nhật từ lớp một đến lớp ba đã tăng lên 4,28 kg năm 2022, so với 3,97 kg năm 2021. Một số gia đình cho biết con họ tới trường với chiếc cặp nặng tới hơn 10 kg.
Số học sinh "luôn luôn" hoặc "thường xuyên" cảm thấy cặp nặng tăng 60% trong năm 2022, so với 50% từ năm 2021. Khoảng 60% trẻ phải phải mang thêm một túi đựng khác, trong khi 27% trẻ cảm thấy đau ở vai, hông, lưng.
Một bà mẹ 47 tuổi giấu tên ở Kobe mô tả khi nhìn từ phía sau, con trai 6 tuổi bị chiếc cặp to che khuất, khiến cảnh tượng giống như "một chiếc cặp đang lơ lửng trong không khí".
Một học sinh tiểu học ở Kobe, Nhật Bản, đến trường ngày 18/4. Ảnh: Mainichi
Takeshi Shirado, giáo sư tại Đại học Taisho, người giám sát cuộc khảo sát, cho biết trọng lượng cặp phù hợp cho học sinh bậc này là "trong khoảng 2-3 kg", nhưng tình hình thực tế đang vượt xa con số này. Ông chỉ ra quá trình số hóa giáo dục và tác động của đại dịch Covid-19 là hai nguyên nhân.
Nhật đã tiến hành chính sách cải tổ giáo dục nhấn mạnh vào tính dễ hiểu, làm kích cỡ sách giáo khoa và lượng trang gia tăng. Từ năm 2022, lập trình trở thành môn học bắt buộc với cấp tiểu học ở Nhật, đòi hỏi các em phải có thiết bị. Việc học trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19 càng làm nhu cầu này gia tăng, khiến mỗi em đều phải sở hữu một thiết bị học tập kỹ thuật số.
Khi đại dịch giảm nhiệt, sách giáo khoa giấy và thiết bị kỹ thuật số tiếp tục được sử dụng song song. Nhiều em mang thêm chai nước và số lượng các vật dụng khác cũng tăng.
Một học sinh 10 tuổi ở Tokyo mang thiết bị kỹ thuật số nặng khoảng một kg từ khi học lớp 3, nhưng nó không vừa cặp sách nên cô bé phải mang thêm một chiếc túi. Theo người mẹ, cô bé nặng 40 kg phải mang theo tổng cộng 6-9 kg sách vở và đồ dùng khi đi học. Khi đi học thêm, cô bé mang thêm một túi khác, khiến tổng trọng lượng hành trang vượt 10 kg.
Giới chức giáo dục Nhật Bản đang kêu gọi tăng tính linh hoạt bằng cách cho học sinh để lại đồ dụng học tập ở trường khi hết giờ. Tuy nhiên, một số phụ huynh phàn nàn rằng các em phải mang "hầu hết sách vở về để làm bài tập và chuẩn bị kiểm tra", trong khi nhiều trường cũng không đủ chỗ chứa.
Trường tiểu học Kobe, nơi các giáo viên chủ nhiệm giữ một số sách giáo khoa và tài liệu cho học sinh, đang cố gắng tìm phương án giải quyết, như thiết lập thêm kệ tại phòng học và hành lang trống.
"Nếu không có biện pháp nào, hành trang đi học của các em sẽ ngày càng nặng. Người giám hộ và giáo viên cần chú ý đến đồ đạc của học sinh hơn", giáo sư Shirado cảnh báo.