Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Gương mặt phúc hậu, nụ cười thân thiện, giản dị, chan hòa nhưng ẩn sâu trong đó là sự quyết liệt và sáng tạo của một vị doanh nhân tài ba… đó là điều mà ắt hẳn ai cũng cảm nhận được khi được tiếp xúc và làm việc với Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn – Chủ tịch HĐQT Vimos Group – người thuyền trưởng “chèo lái” thương hiệu Vimos Group hơn 30 năm qua.
Cơ duyên dẫn lối chàng trai Việt gắn bó với xứ sở thảo nguyên
Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn là một người con của đất nước Việt Nam. Anh hiện đang sinh sống và làm việc tại đất nước Mông Cổ, là Chủ tịch cộng đồng người Việt tại Mông Cổ, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Mông Việt, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài. Cách đây 36 năm , chàng trai Huy Tuấn ngày nào đã thi đỗ trường Đại học Nông Nghiệp và du học ở đất nước Mông Cổ. Đây chính là cơ duyên để anh gắn bó với xứ sở thảo nguyên đến ngày hôm nay, cũng là cơ duyên để anh trở thành Chủ tịch Vimos Group – một doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực, đa quốc gia. Nhớ lại những ngày tháng đó, trong suốt những năm đại học, anh Nguyễn Huy Tuấn đã được tiếp xúc và làm quen với công việc kinh doanh, tích luỹ cho mình những trải nghiệm và sự hiểu biết trên thương trường để từ đó xây dựng nên những bước đi đầu tiên, là nền móng cơ bản hình thành nên Vimos Group.
Thành công nhờ sự quyết đoán, tầm nhìn chiến lược
Khi làm việc cùng Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn, ai cũng nhận thấy anh là người giản dị, chan hòa nhưng rất quyết đoán, thẳng thắn. Ở anh hội tụ rất nhiều tố chất của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp ưu tú như kiên định, sáng tạo, tầm nhìn sâu rộng và luôn trọng chữ “Tín”.
Với tầm nhìn chiến lược của anh cùng với đội ngũ Ban lãnh đạo cốt cán, Vimos Group đã trở thành thương hiệu uy tín với kết quả kinh doanh luôn tăng trưởng tốt trong nhiều lĩnh vực như: xuất khẩu nông sản, thuốc lá từ Việt Nam sang Mông Cổ; nhập khẩu các sản vật cao cấp từ Mông Cổ sang Việt Nam, sản xuất và phân phối dược phẩm, nghỉ dưỡng…Riêng về lĩnh vực dược phẩm, công ty Cổ phần Việt Mông Cổ (Dược phẩm Vimos) thuộc Vimos Group đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý, được người tiêu dùng đánh giá cao. Đặc biệt, anh chính là người đã hiện thực hóa khát vọng đưa nguồn nguyên liệu quý cao xương ngựa bạch Mông Cổ từ xứ sở thảo nguyên về với đất Việt – một hành trình đầy gian nan, thử thách nhưng cũng vô cùng tự hào.
Anh Nguyễn Huy Tuấn tâm niệm: “Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này là nguồn dinh dưỡng. Đầu tư vào phát triển thể lực và trí lực là phát triển nòi giống của dân tộc, là đầu tư vào phát triển bền vững mang tính chiến lược quốc gia”. Bởi vậy, sau khi cùng các nhà khoa học nghiên cứu và thấu hiểu được giá trị dinh dưỡng của cao xương ngựa bạch Mông Cổ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn luôn khát khao mang nguồn nguyên liệu quý này về với quê hương ông, chính là đất nước Việt Nam.
“Sứ mệnh của doanh nhân là mang giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng”
Chủ tịch Vimos Group cho rằng:”Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải gắn liền với các hoạt động xã hội.” Dù ở Mông Cổ xa xôi, Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương. Bởi vậy, trong suốt hành trình 30 năm qua, Vimos Group luôn giữ vững tinh thần mang đến giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng.
Hơn bao giờ hết, chính trong đại dịch là lúc tinh thần này càng thể hiện rõ nét. Không chỉ các hoạt động đóng góp ở Việt Nam, mà Vimos Group tại Mông Cổ cũng đã cống hiến cho cộng đồng bằng những phần quà giá trị, những hoạt động thiết thực.
Dưới sự chèo lái của Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn cùng Ban lãnh đạo cốt cán, Vimos Group đã có rất nhiều hoạt động mang ý nghĩa nhân văn như hỗ trợ đồng bào bão lụt, tặng quà các gia đình chính sách, trẻ em nghèo khuyết tật, mang hơi ấm từ đất liền về với người dân đảo Trường Sa xa xôi. Đặc biệt là đồng hành cùng chương trình Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em – một dự án trao yêu thương đến với các bà mẹ mang thai, các trẻ em trên mọi miền của Tổ quốc Việt Nam. Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn, đây không chỉ là trách nhiệm mà là sứ mệnh. Sứ mệnh của một doanh nhân là mang đến giá trị tốt đẹp, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cho cộng đồng – xã hội, cho cán bộ công nhân viên, vì một cuộc sống thịnh vượng và bền vững. Anh Tuấn chia sẻ:” Tôi thường nhắc nhở bản thân và nhân viên kiên định chữ tâm trong kinh doanh. Tính thiện lương sẽ hướng mình làm điều đúng đắn, có ích cho xã hội”.
Bên cạnh đó, điều mà anh Tuấn tâm đắc là anh đã xây dựng nên một Vimos Group có văn hóa đặc trưng riêng, được nhiều người mến mộ, nhiều công ty học tập theo. Đó là một tập thể thống nhất, đoàn kết, yêu thương nhau, tất cả nhân viên coi công ty là ngôi nhà thứ hai của mình. Anh đã tạo ra một môi trường làm việc mà ai đến với anh cũng muốn cống hiến hết mình, ai cũng đem tâm huyết và nhiệt huyết vào công việc của công ty, luôn hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Duy trì được những điều đó anh không sợ những khó khăn, thử thách, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, Vimos Group vẫn đang trên đà tăng trưởng vượt bậc.
Chắc chắn rằng, dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Nguyễn Huy Tuấn và bộ máy lãnh đạo hội tụ đủ “Tâm, Tầm, Tài” thì Vimos Group sẽ ngày càng vươn xa, phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tuấn Anh được biết đến với danh xưng "ca sĩ lập dị" vì theo đuổi phong cách thời trang khác biệt, thường mặc trang phục phi giới tính, uốn tóc cầu kỳ và hóa trang rất đậm khi lên sân khấu.
Trong sự nghiệp âm nhạc, ca sĩ được nhận xét có giọng hát thiên phú. Tuấn Anh ra mắt hơn 60 CD album, có nhiều bài hit trong đó nổi bật là Lạ lắm của nhạc sĩ Phạm Khải Tuấn. Nhân dịp về Việt Nam biểu diễn, Tuấn Anh chia sẻ với Ngôi Sao cuộc sống hiện tại.
- Ở Mỹ, cuộc sống của anh thế nào?
- Tôi sống như bao người bình thường khác, chỉ là có thêm âm nhạc nên mọi thứ thi vị và thăng hoa hơn.
Nhà tôi trồng vài cây nhãn, một bụi chuối, hơn chục khóm hồng đều do tôi mỗi ngày vun xới. Khi cuốc đất, tưới nước, tôi thấy trong đó là thơ, ca, nhạc... rất bay bổng. Tôi cũng tự nấu nướng vì muốn mình đảm đang, chu toàn, nắm rõ quy trình chứ không chỉ hưởng thành quả.
Vậy đó, một ngày như mọi ngày nhưng đều là những ngày đáng sống. Tôi thấy may mắn vì mọi thứ xung quanh đều như ý. Trong phạm vi đời sống nhỏ bé của mình, tôi biết đủ và hài lòng.
Âm nhạc luôn chiếm phần quan trọng, như hơi thở. Tôi duy trì đi hát nhiều năm qua và thủy chung với khán giả lẫn đam mê của mình. Ở Mỹ, tôi hay diễn ở casino, dạ tiệc, các sự kiện lớn nhỏ vào cuối tuần.
Tuấn Anh trong đêm nhạc tại Việt Nam hồi năm 2015.
- Khán giả nói anh 'lập dị', anh cũng nhận tự bản thân 'khác người', vậy làm thế nào anh tìm được tri kỷ trong đời sống lẫn âm nhạc?
- Cũng khó đấy, nhưng vẫn tìm được. Tôi không cần nhiều bạn, chỉ mong có người hiểu, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ với mình.
Hoặc nếu chẳng may họ chưa hiểu mình, tôi cũng không lấy đó làm buồn hay coi như một thất bại trong cuộc đời. Vì sao à? Đời sống của chúng ta là chuỗi ngày học hỏi. Trong sự hụt hẫng đó, bạn phải tìm ra bài học giá trị, phải tìm được cách bày tỏ để người ta hiểu, chứ thất vọng thì được gì?
Cuộc đời tôi chưa biết đánh vần từ "giận". Tôi thấy tức giận vô nghĩa. Đứng trước những điều bất ý, tôi chỉ nghĩ sự cố gắng của mình có lẽ chưa đủ lớn nên những điều mình muốn vẫn chưa đạt được.
Tôi mưu cầu sự hoàn hảo trong mọi khía cạnh nên chọn hoàn thiện bản thân trước rồi những người đồng điệu sẽ tự đến.
- Tính cách cầu toàn của anh tạo động lực hay áp lực cho bạn đời?
- Với tình yêu, tôi cũng là một người bình thường, chấp nhận tất cả hỉ - nộ - ái - ố trong một mối quan hệ đôi lứa.
Ở bạn đời, tôi chỉ mong sự quan tâm, chăm sóc, còn lại mọi tính cách đời thường của họ, tôi không yêu cầu phải thay đổi. Bản thân tôi đang theo đuổi sự hoàn hảo chính vì tôi chưa hoàn hảo. Vậy tại sao tôi được đòi hỏi những điều ấy ở bạn đời trong khi chính mình còn đầy khiếm khuyết, như vậy đâu công bằng?
Hiện chúng tôi hòa hợp trên mọi phương diện. Nhưng tôi nhấn mạnh trên đời không có ai hợp với ai hết. Chỉ vì yêu thương nhau, cả hai sẽ nhường nhịn, chiều chuộng và phô diễn ra những thứ tốt đẹp trước mắt nhau. Tốt hơn hết, hãy vui vẻ đón nhận, thích nghi để có một đời sống thăng hoa hơn. Nhưng vẫn giữ cho nhau giới hạn, đừng vượt qua nó. Giới hạn của tôi là sự tôn trọng.
Tất nhiên, ở bên một người lúc nào cũng muốn vươn lên, muốn tốt hơn, chắc cũng mệt mỏi. Nhưng điều ấy càng thể hiện bạn đời yêu thương tôi thì mới có động lực song hành một chặng đường dài như vậy.
- Bạn đời, con cái tiếp sức thế nào cho anh trên con đường nghệ thuật?
- Tôi thích tự bay bổng trong thế giới âm nhạc của mình còn bạn đời, con cái thì cất riêng một góc trang trọng trong tim.
Các con tôi, gồm 4 trai và 5 gái, đều không theo đuổi nghệ thuật. Chúng nói danh tiếng của bố là cái bóng quá lớn, chúng sợ không thể vượt qua nổi.
Vì vậy, mỗi người trong gia đình tôi đều có những con đường riêng để chinh phục và những người khác luôn cổ vũ, ủng hộ. Dù thật đáng tiếc khi đàn con không ai nối nghiệp bố, tôi vẫn chấp nhận, không ai có quyền quyết định cuộc sống của ai cả.
Trước đây, bố mẹ tôi từng không hài lòng khi con chọn làm nghệ sĩ. Thời ấy, nghệ thuật là điều gì đó xa vời, còn ông bà lại muốn con sống đời bình thường. Nhưng tôi vẫn làm bằng được những thứ mình yêu, mình cần rồi dần dần mọi người cũng hiểu.
Tôi từng đọc bài báo nói "ca sĩ Tuấn Anh bị thân sinh từ mặt vì chọn nghệ thuật", nhưng làm gì có cha mẹ nào bỏ con cái chỉ vì chúng cố gắng sống với đam mê.
Tuấn Anh và Trizzie Phương Trinh tại Mỹ.
- Anh tận hưởng thế giới âm nhạc riêng mình như thế nào?
- Tôi tự làm mọi thứ cho mình, từ chuẩn bị trang phục, trang điểm và một mình đi diễn khắp nơi. Tôi thích sự chỉn chu, nên không tin tưởng ai ngoài bản thân. Tôi thích tự vẽ những đường nét mà khán giả gọi là "dị" trên mặt, làm móng... Khi ấy, tôi hài lòng vì thể hiện được đúng nhất về con người, phong cách của mình với khán giả.
Tôi mê shopping, thường dành cả ngày đi mua sắm mà không biết mệt. Tôi chọn đồ kỹ lắm, khi mặc thử đã tưởng tượng phải mix&match thế nào cho thật đúng ý. Tủ phụ kiện của tôi không thiếu món gì từ bình dân đến đắt đỏ. Một khi tôi đã thích, giá cả không phải vấn đề.
- Anh làm gì để giữ giọng hát sau hàng chục năm đứng trên sân khấu?
- Tôi luyện thanh và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, hạn chế ăn món nhiều dầu mỡ hay rượu chè. Nhưng điều ấy không có nghĩa từ bỏ tất cả, vì tôi vẫn muốn hưởng thụ đời sống này.
Tôi nghĩ cái gì làm cho mình vui, thoải mái thì cứ tự nhiên, coi như đổi lại được sức mạnh tinh thần. Còn về thể thao, tôi thấy đi bộ là bộ môn dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Mình có thể đi bộ nhanh và trên tay có thêm cục tạ khoảng 10 kg. Khi đi trong tư thế đó, mình sẽ vận động được toàn thân. Càng nhiều tuổi, các chức năng trên cơ thể càng nhanh thoái hóa nên phải giữ gìn, có khỏe mới hát hay được.
- Anh hoạt động chủ yếu trên sân khấu hải ngoại, vậy làm gì để giữ kết nối với khán giả Việt?
- Năm nào tôi cũng về Việt Nam ít nhất một lần, không chỉ để trình diễn mà thăm quê hương, chia sẻ với những người khó khăn.
Dịp này, tôi tổ chức một đêm nhạc tri ân khán giả tại TP HCM, hôm 28/9, có sự tham gia của những giọng hát tôi yêu mến như "Sầu nữ phòng trà" Hương Giang, ca sĩ Bình Nguyên...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Lam Trường là ca sĩ có một sự nghiệp âm nhạc vững vàng, dù ở tuổi U50 nhưng anh vẫn được khán giả trẻ hâm mộ. Ngoài công việc thuận lợi, hôn nhân của anh cũng bình yên bên vợ kém 17 tuổi.
- Nhạc sĩ Đức Huy là người lãng mạn nổi tiếng showbiz và chị bị chinh phục bởi điều này nên yêu và quyết định gắn bó với người đàn ông hơn mình tới 44 tuổi?
Huỳnh Thư: Anh Huy dư thừa sự lãng mạn. Hồi xưa, tôi ái ngại vì chưa quen với sự lãng mạn ấy còn bây giờ thì… ái mộ. Mỗi ngày, nếu anh Huy bớt lãng mạn là không được với tôi. (cười). Bé 7 tuổi nhà chúng tôi hay cằn nhằn: “Ba mẹ kỳ quá, sáng hôn, trưa hôn, tối hôn mà ăn cơm cũng hôn. Hôn suốt ngày!”. Ngày nào chúng tôi hôn nhau dưới 10 lần, nghĩa là đang cãi nhau.
Với chúng tôi, hôn là một phương pháp giao tiếp, thể hiện sự yêu thương cho nhau. Chúng tôi không bao giờ hôn thủ tục. Hai bé nhà tôi cũng thành thói quen mỗi sáng đều hôn ba mẹ.
Lấy nhau 10 năm, hễ tôi “hạ nhiệt” thì anh Huy “tiếp nhiệt”. Thời gian sinh em bé, tôi bận bịu nhiều việc nên đôi khi quên mất chúng tôi đã lãng mạn thế nào nhưng anh Huy thì không bao giờ.
- Nhưng tôi vẫn tò mò muốn biết, ngày đầu chị gặp anh tim chị rung lên như thế nào? Có đập thật nhanh hay lại là...?
Huỳnh Thư: Tôi không có khái niệm “tình yêu sét đánh”. Anh Huy là người ba tôi rất thích, tôi mon men đến gặp anh xin đĩa. Chúng tôi gặp nhau khi cả hai đang độc thân, mến nhau một cách tự nhiên.
Nhạc sĩ Đức Huy: Là khi đủ nắng thì hoa sẽ nở bạn ạ.
Dạo ấy, chị có hay tìm kiếm thông tin về anh Huy trên Internet?
Huỳnh Thư: Hồi mới yêu, tôi cũng không biết anh bao nhiêu tuổi. 10 năm trước, điện thoại iPhone 4 mới ra, trong đó có ứng dụng xem bói, tôi hỏi anh sinh năm mấy để xem tình duyên cho hai đứa thì anh nói sinh năm 1947. Tôi không mảy may để ý, cứ thế trượt mãi trượt mãi không đến năm 1947. Khi tìm thấy, tôi kêu lên: “Trời, vậy là anh 63 tuổi rồi!”. Bạn thấy đấy, trước đó, tôi chưa từng quan tâm chuyện tuổi tác vì giữa chúng tôi không có khoảng cách.
Người ta nghĩ anh phải chiều tôi vì tôi trẻ, hoặc tôi phải nhịn anh vì anh có điều kiện; nhưng thực tế, chúng tôi rất bình đẳng.
Nhạc sĩ Đức Huy: Chúng tôi thống nhất nếu hết yêu thì phải nói cho người còn lại biết. Chúng tôi ưng mới vô chiều mà yêu cũng vô chừng.
- Nhưng hồi cưới nhau, làm sao để chị vượt qua áp lực đàm tiếu khi lấy chồng hơn mình tới 4 giáp?
Huỳnh Thư: Tôi không bị áp lực vì nghĩ mình không làm sai thì bận tâm đến người khác nói gì nhiều để làm gì. Chính ba mẹ tôi, những người quan trọng nhất, không cho tôi lấy anh Huy. Tôi không bất hiếu nhưng tôi biết hạnh phúc của mình ở đâu. Sau này, tôi có nói với ông bà: “Anh Huy có 90 tuổi, con vẫn lấy”. Tôi chẳng thà vỏn vẹn 10 năm hạnh phúc, còn hơn sống cả đời mà bất hạnh.
Tôi không lấy anh Huy vì anh ấy nổi tiếng hay là tác giả của vô số bài hát hay. Tôi lấy chính con người anh ấy – một con người rất hiền lành, dễ thương. Rất xin lỗi vì cứ chia sẻ về anh Huy là tôi khóc vì tình yêu của chúng tôi mãnh liệt quá. Tôi khóc vì hạnh phúc cứ thế tràn ra.
Nhạc sĩ Đức Huy: Khi ra đường, tôi cứ như điếc rồi vì ai nhìn chúng tôi cũng xì xào. Nếu cứ để ý, chúng tôi lấy thời giờ đâu để sống, để hạnh phúc.
- Việc vợ chồng hơn kém tuổi khá phổ biến nhưng anh chị cách nhau hơn hai thế hệ, dường như chưa từng thấy trong showbiz?
Nhạc sĩ Đức Huy: Chúng tôi là cặp đôi duy nhất đếm hết hai bàn tay, hai bàn chân vẫn không đủ. (cười) Bạn có thấy chúng tôi hạnh phúc không? Nếu có, chúng tôi không cần nói bằng lời nữa. Khi giữa chúng tôi không còn ranh giới, khi hai đã làm một, tôi nghĩ không cần nói về khoảng cách nữa.
Chúng tôi luôn dẫn đầu danh sách “Cặp đôi kỳ cục” nhưng không bao giờ nói nhiều vì thấy quá bình thường. Chúng tôi không đặt mục tiêu sống sao cho ông hàng xóm hài lòng hay để họ hàng khen ngợi. Có câu này tôi từng nói nhưng luôn đúng, rằng: “Đầu đời của nàng nhưng cuối đời của chàng”. Bây giờ không chiều chàng thì đợi đến bao giờ?...
Huỳnh Thư: Tật xấu lớn nhất của chàng là nhõng nhẽo, không có vợ là không chịu ăn, không chịu ngủ.
Nhạc sĩ Đức Huy chen vào: Đó không phải là tật xấu mà là quen hơi. Ăn, ngủ có đôi vẫn vui hơn.
Huỳnh Thư: Nhiều người bảo tôi phải xa anh ra để anh còn sáng tác nhưng hễ tôi xa là anh tuột huyết áp vì bỏ ăn.
Nhạc sĩ Đức Huy: Đó là: “Vướng thì sợ mà vợ thì sướng”.
- Nếu ngày ấy, Thư không đi về phía anh Huy, không gặp nhau, giờ này sẽ thế nào? Liệu rằng sẽ là cuộc tình với một người khác, như một chàng trai cùng tuổi chẳng hạn?
Huỳnh Thư: (cười) Giống như anh Huy hay nói: “Nếu không có em, chắc anh buồn lắm”. Tôi nói anh rằng: “Nếu không có em, anh làm sao biết hạnh phúc khi có em thế nào mà buồn?”. Tôi vẫn nói với mẹ rằng may quá vì có anh Huy chịu hết mọi tính xấu của mình. Ở bên anh, tôi không thể tưởng tượng rằng liệu một mai có thể lấy được ai chịu nổi mình ngoài anh.
Nhạc sĩ Đức Huy: (nhại giọng) “Nếu không lấy anh Huy, chắc em sẽ sống một mình thôi, không lấy ai đâu”. Đùa thế chứ anh vui vì tìm em sáu mươi mấy năm mới gặp để đòi nợ (hoặc trả nợ) em.
- Có điều gì khiến chị vỡ mộng sau “khi hai ta đã về một nhà”?
Huỳnh Thư: Khi hạnh phúc, tôi không thể nhớ những đau khổ. Tôi sợ nói quá tốt về chồng mình, người ta sẽ bảo tôi nói phét. Nhưng anh Huy không chỉ là chồng mà còn là người bạn, người anh và người ơn với tôi.
Về sống với nhau, tôi như đứa trẻ vừa bước vào đời, được anh dìu dắt mỗi ngày, học mọi thứ anh có trong cuộc đời anh. Tôi có bạn nhưng thú thật là tôi không cần bạn vì bất cứ điều gì tôi cũng có thể nói với anh rồi, không cần chia sẻ thêm với ai khác nữa. Tôi rất sung sướng và hạnh phúc vì điều đó.
- Nhạc sĩ Đức Huy cũng nổi tiếng ở sự khó tính, khắt khe. Có bao giờ chị bị sự khắt khe của anh ấy làm lúng túng?
Huỳnh Thư: Mấy năm mới quen, chúng tôi có cãi nhau cũng chỉ vì tôi không chọn đúng từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình. Tôi không nghĩ anh Huy khó tính, khó chịu nhưng mọi người xung quanh, kể cả mẹ tôi, đều nghĩ anh ấy như vậy. Họ thường cho anh Huy là người Bắc, lớn tuổi nên sẽ khắt khe, gia trưởng. Sự thật là chàng ham vui, thoải mái và dễ chịu; chưa bao giờ khiến tôi bị áp lực khi sống chung. Anh ấy có làm gì đi nữa đều vì muốn tôi tốt hơn.
Nhạc sĩ Đức Huy: Tôi không hiểu sao mình lại chịu tiếng “khắt khe”, qua việc chấm thi đúng đắn của tôi chăng? (quay sang vợ - PV). Nhưng em này, cho anh thêm vào một chút. Anh không “làm em tốt hơn” vì anh cũng không biết thế nào là tốt hay không tốt. Anh chỉ muốn em hạnh phúc hơn mỗi ngày.
- Đời sống hôn nhân đôi khi khó tránh tranh luận, cãi vã. Những lúc như vậy, anh chị làm sao chấm dứt tranh cãi?
Huỳnh Thư: Trước đây, tôi rất sĩ diện, anh Huy sửa sai cho mình là tôi khó chịu, tự ái. Đến giờ, tôi học được cách chấp nhận nhìn thẳng vào cái sai của mình. 10 năm qua, chúng tôi cãi nhau mất 15 – 30 phút là quá nhiều. Ai sai sẽ tự đến xin lỗi người còn lại. Chúng tôi không tranh đấu, hơn thua, không giành phần thắng về mình. Chúng tôi không để bụng chuyện không vui. Nếu mỗi ngày bạn cứ để một ít, sẽ có ngày “nước tràn ly”.
- Thường ở độ tuổi của anh để lạc quan không khó nhưng đủ năng lượng tích cực để lan truyền đến người khác e rằng...?
Nhạc sĩ Đức Huy: Điều đó rất tự nhiên. Cơ thể chúng ta có ngũ uẩn (năm yếu tố tạo thành con người – PV), nếu chúng điều hòa thì sáng nào thức dậy cũng là sáng thứ 7.
Trái lại, có những người bắt đầu buổi sáng bằng cơn tức tối đêm qua chưa nguôi. Bạn xuống nhà và thấy con chó của hàng xóm sao chối mắt quá, chỉ muốn đá nó một cái. Trả lời câu hỏi của bạn, năng lượng tích cực không thể tụ lại một chỗ cũng như năng lượng tiêu cực phải được phát tán ra. Bản chất của chúng là sự lan tỏa. Bạn vui, cả nhà sẽ vui; trái lại, bạn tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến mọi người.
Đôi lúc, vợ tôi cũng bắt đầu buổi sáng bằng vẻ mặt nhăn nhó, khó chịu. Cô ấy mở lời với tôi bằng sự than phiền, càu nhàu. Tôi dừng cô ấy lại: “Khoan đã, em yêu, chúng ta hãy khởi động ngày mới bằng những gì hay hơn”. Đến 9 – 10 giờ, tôi sẽ lắng nghe cô ấy càu nhàu chuyện không vui. Mỗi chuyện đều cần thời điểm cả.
Chúng ta là chiếc tivi có nhiều kênh. Bạn bảo tôi nghe thấy những tiếng chửi rủa lùng bùng trong óc? Hãy vặn nhỏ, chuyển kênh, thậm chí tắt quách nó đi. Nếu bạn thức dậy bằng sự tức tối của ngày hôm qua, đó là lựa chọn của bạn.
Huỳnh Thư: Tôi, với tư cách người vợ, hưởng sự tích cực anh mang đến hàng ngày hàng giờ. Sống với anh, tôi đã bỏ đi nhiều lo âu không cần thiết. Nếu có điều vui, anh chia sẻ đến mọi người xung quanh. Các bé nhà tôi cứ mỗi sáng mở mắt ra là cười.
- Âm nhạc của anh, tài sản quý của nền nhạc Việt, với chị có ý nghĩa gì?
Huỳnh Thư: Yêu anh Huy, tôi đã chấp nhận anh ấy là người nổi tiếng, được mến mộ nên tôi không thấy ghen.
Nhạc sĩ Đức Huy: Trời ơi, có ai thèm tôi đâu mà?
Huỳnh Thư: Đấy, anh Huy cứ nói có để anh ấy ngoài đường đến đóng mạng nhện cũng không ai thèm. Nhưng tôi là người yêu anh ấy mà, phải canh chứ!
Âm nhạc của anh có ý nghĩa đặc biệt với tôi. Ba tôi tán đổ mẹ tôi nhờ hát nhạc anh ấy, tôi đã nghe những ca khúc của anh từ nhỏ xíu. Dĩ nhiên, đến khi sống chung, tôi mới cảm nhận trọn vẹn về âm nhạc ấy. Con người anh ấy thế nào nhạc thế ấy, chúng không có sự đau buồn, tuyệt vọng hay trách móc. Tôi tự hào nói với mọi người rằng tôi yêu âm nhạc của anh ấy.
- Nghe đâu, anh úp mở với vợ chồng Hoàng Bách sắp có bé thứ 3?
Huỳnh Thư: Anh Huy nói tôi đẻ mấy đứa cũng được vì anh không sợ cực. Dù vậy, anh lớn tuổi rồi, tôi nghĩ hai bé một trai một gái là quá đủ, quá đẹp. Tôi muốn dành thời gian chăm anh Huy. Chúng tôi không thuê giúp việc vì không thích san sẻ việc nhà với ai. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không đặt tâm lý phải ngừng sinh con, cứ để thuận theo tự nhiên vậy.
- Anh chị chuẩn bị thế nào khi hai bé càng lớn, áp lực chi phí càng tăng?
Huỳnh Thư: Chúng tôi không dư dả nhưng không lo lắng gì vì biết “liệu cơm gắp mắm”, bằng lòng với những gì hiện có. Chúng tôi làm ra tiền sẽ để một phần cho con ăn học, một phần chi tiêu hàng ngày, còn lại chúng tôi dùng để thụ hưởng cuộc sống. Anh Huy đã làm cả đời rồi. Dù đến tuổi này, anh hạnh phúc vì còn được làm việc nhưng tôi muốn anh phải thụ hưởng từ đồng tiền mình làm ra. Anh Huy xin tiền chỉ để mua máy ảnh, ra mẫu nào mới là “tha” về. Ở nhà tôi hiện có 10 chiếc, chỉ để chụp vợ con.
Tôi không cất tiền lại cho mình, tôi muốn anh Huy tiêu tiền đó. Vài người họ hàng hay “dặn” tôi cất tiền riêng để sau này có dư mà xài, suy nghĩ lạ lắm!
Anh Huy là người hiếm hoi không biết mình có bao nhiêu tiền, đi làm mà không biết mình nhận lương mấy đồng. Lúc quen nhau, anh chỉ có hai tay trắng.
- Anh chị có tính chuyện kết nối các con lại với nhau không?
Huỳnh Thư: Với các con trước, anh Huy đã làm tròn trách nhiệm, bổn phận nên không bị áy náy hay cắn rứt. Tôi rất thoải mái, luôn luôn mong chị Thảo My và các cháu của anh chị hạnh phúc. 3 con với nhau là một gắn kết rất mạnh mẽ, không ai có thể ngăn cách được! Với tôi, yêu thương là tự nguyện. Nếu 3 cháu thương các em nhà tôi thì quá tốt nhưng nếu không cũng chẳng sao. Chúng ta không thể ép ai yêu mình và cũng không thể trách móc vì không được yêu, đúng không nào?...
Nhạc sĩ Đức Huy: “Tôi yêu những gì đến tự nhiên” vậy. Khoảng cách địa lý hay thế hệ giữa các con đều xa. 3 cháu kia, đến ba nó muốn gặp còn khó đây. Có người muốn đại gia đình phải hạnh phúc nhưng xin lỗi, ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Ý định có thể hay đấy nhưng đừng cố thực hiện thì hơn.
Anh Huy này, tuổi 73, với anh thời gian có đang gấp gáp?
Nhạc sĩ Đức Huy: Đến tuổi này, tôi mới tìm thấy sự mầu nhiệm của việc dừng lại trong lẽ sống. Hồi mới về Việt Nam, tôi hay đi tàu ra Nha Trang để ngắm cảnh nhưng khi lên rồi, tôi có ngắm được gì đâu vì tàu chạy quá nhanh. Khi tàu dừng ở ga, tôi mới biết cảnh vật gì, ở đâu. Chúng ta cũng vậy, muốn nhìn xung quanh, phải dừng lại.Bài 2: Bà xã của Lý Hải: 'Không quan tâm khi bị gọi là máy đẻ'
Bài: Gia BảoẢnh: Bảo Hòa Thiết kế: Luyện Phạm
- Gặp nhạc sĩ Đức Huy trong một chiều nghe ông nói về sự mầu nhiệm của việc "dừng lại" trong lẽ sống mà ông chỉ vừa nhận ra ở tuổi 73.