Những năm gần đây, Ngành Tài Chính Ngân Hàng là ngành nghề được quan tâm bởi những lợi ích và cơ hội việc làm đa dạng. Thế nhưng còn nhiều thông tin mà các bạn sinh viên vẫn chưa được nắm rõ, chẳng hạn như Ngành Tài Chính Ngân Hàng là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu ngành nghề và định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.
Những năm gần đây, Ngành Tài Chính Ngân Hàng là ngành nghề được quan tâm bởi những lợi ích và cơ hội việc làm đa dạng. Thế nhưng còn nhiều thông tin mà các bạn sinh viên vẫn chưa được nắm rõ, chẳng hạn như Ngành Tài Chính Ngân Hàng là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu ngành nghề và định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.
Có năng khiếu trong các môn tự nhiên
Tài chính, ngân hàng là ngành học đòi hỏi sự tiếp xúc thường xuyên với các con số. Do đó, bạn cần có sự nhạy bén và có năng khiếu trong các môn tự nhiên để có thể nhanh chóng xử lý công việc. Một người làm tài chính ngân hàng giỏi cần có khả năng tính toán, phân tích tư duy logic và đặc biệt là sự nhạy bén với các con số, trí nhớ tốt.
Có tính cần cù, tỉ mỉ và cẩn thận
Khi làm việc trong ngành ngân hàng, bạn cần tiếp xúc với con số, tiền bạc mỗi ngày. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể kéo theo nhiều hệ lụy to lớn. Vì thế, để thành công trong nghề ngân hàng, bạn cần có sự cản trọng và tỉ mỉ. Hãy chính xác tuyệt đối trong từng con số.
Có kỹ năng công nghệ thông tin tốt
Làm việc trong ngành ngân hàng, bạn cần có kỹ năng làm việc với máy tính tốt. Bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành này cũng cần bạn biết cách sử dụng máy tính. Thậm chí, có nhiều nghiệp vụ bạn không thể thực hiện nếu không có máy tính.
Với ngành nhạy cảm như tài chính, chỉ một vài thỏa thuận sai cũng có thể khiến công ty của bạn ở vào tình thế bất lợi. Để trở thành một nhân viên tài chính ngân hàng giỏi, bạn cần có năng lực giao tiếp, có sự quyết đoán và có kỹ năng thuyết phục người đối diện.
Ngoài ra, khi làm Ngành Tài Chính Ngân Hàng, bạn cũng cần có sức khỏe. Đây là ngành có môi trường làm việc căng thẳng với áp lực tương đối lớn, đòi hỏi sức bền và thần kinh tuyệt vời. Đặc biệt vào những mùa cao điểm. Do đó, bạn cần có một sức khỏe tốt để vượt qua những căng thẳng và áp lực.
Khi làm ngành ngân hàng, bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng người nước ngoài. Đặc biệt là trong thời buổi thương mại quốc tế phát triển như hiện nay. Điều này đòi hỏi bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt để trao đổi, ký kết hợp đồng.
Ngành Tài chính ngân hàng là một ngành học có nhu cầu cao trên thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm: chuyên viên tín dụng, chuyên viên đầu tư, chuyên viên tài chính doanh nghiệp, chuyên viên kế toán ngân hàng, chuyên viên quản trị rủi ro ngân hàng, chuyên viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thuế, chuyên viên ngân hàng thương mại, chuyên viên kiểm toán, giảng viên, nghiên cứu viên.
Mức lương khởi điểm có thể dao động từ 8.500.000 triệu- 11.000.000 triệu đồng/ tháng. Khi có kinh nghiệm và thăng tiến, mức lương có thể tăng lên đến 34 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh/ nhân viên tín dụng
Mức lương của chuyên viên tín dụng thường rơi vào dải trung bình khoảng 6.000.000 –16.000.000 triệu đồng mỗi tháng, không có giới hạn mức lương.
Mức lương trung bình khoảng 12.000.000 triệu đồng/ tháng, cao nhất lên đến 20.000.000 triệu đồng/ tháng.
Chuyên viên phân tích tài chính
Mức lương trung bình rơi vào khoảng 10.000.000 triệu đồng/ tháng. Đối với những nhà phân tích tài chính có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn, mức lương có thể lên đến 33.000.000 triệu đồng/ tháng.
Mức lương khởi điểm cho kế toán viên ngân hàng thường dao động từ 9.000.000 triệu đến 17.000.000 triệu đồng/ tháng. Với kinh nghiệm và trình độ cao hơn, mức lương có thể tăng lên đến 40.000.000 triệu đồng/ tháng.
Mức lương khởi điểm cho chuyên viên thanh toán quốc tế thường dao động từ 15.000.000 triệu đến 30.000.000 triệu đồng/ tháng. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm làm việc và quy mô của ngân hàng.
Quản lý tài chính doanh nghiệp/ giám đốc tài chính
Mức lương của quản lý tài chính doanh nghiệp, giám đốc tài chính có thể rất cao và phụ thuộc vào quy mô và ngành nghề của công ty. Mức lương khởi điểm có thể từ 30.000.000 triệu đến 60.000.000 triệu đồng mỗi tháng và có thể tăng lên hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho các vị trí quản lý cấp cao.
Dù cho nền kinh tế đang trong tình trạng nào đi chăng nữa thì ngành Tài chính Ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết, bởi ngành này liên quan trực tiếp đến các dịch vụ giao dịch tiền tệ và giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng chính sách tiền tệ của Nhà nước. Đây là một ngành nghề trọng điểm, cần đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và sự thiết yếu của việc hồi phục nhanh chóng trở lại của lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong thời gian gần đây. Do đó, ngành Tài chính Ngân hàng đang thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn làm nghề nghiệp trong tương lai.
Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc, mức lương của ngành Tài chính Ngân hàng thường chia thành 3 cấp độ:
Khi theo học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính và tiền tệ, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng, quản trị tín dụng; am hiểu các quy định của Nhà nước về hoạt động của ngân hàng; hiểu được nghiệp vụ, quy trình phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, quy trình hạch toán kế toán, thẩm định hạn mức tín dụng của ngân hàng; kiến thức bổ trợ về thị trường tài chính - tiền tệ và thị trường chứng khoán.
Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận công việc chuyên môn thuộc về dịch vụ tài chính tại các tổ chức tín dụng quốc tế, ngân hàng, quỹ đầu tư; kế toán ngân hàng hay tín dụng ngân hàng,...
Trang bị cho sinh viên kiến thức về Quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để các bạn có thể áp dụng khi tham gia quá trình quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, chương trình đào tạo cũng xây dựng nền tảng tư duy về kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể phân tích, đánh giá và thực hành những nghiệp vụ như: Lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách hay quản lý tiền thuế người dân đóng góp một cách hiệu quả, công bằng.
Đối với lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn, nghiệp vụ huy động, tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng kỹ năng thẩm định tài chính của các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp; hiểu về quy trình hạch toán kế toán, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, chứng khoán, định giá; nắm được quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp và các quy định của Luật Thuế.
Về cơ hội nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng thực hiện các công việc chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, tín dụng ngân hàng và công việc về dịch vụ tài chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, công ty chứng khoán, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng.
Đối với chuyên ngành Tài chính thuế, sinh viên theo học sẽ được cung cấp kiến thức lý thuyết thuế, pháp luật về thuế, luật thuế, chính sách thuế, quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy trình hạch toán kế toán thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế và được bổ trợ thêm kiến thức pháp luật hay các cam kết quốc tế về thuế.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính thuế có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn như: Kế toán thuế, thanh tra thuế, tư vấn thuế, quản lý thuế tại các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế và hải quan; các doanh nghiệp hay cơ sở cung cấp và sử dụng dịch vụ về thuế.
Khi theo học ngành Tài chính quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: Kinh doanh quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; đồng thời am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, quy trình quản lý dự án ODA, quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý nợ... và bổ sung thêm kiến thức về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế hay các cam kết quốc tế về kinh tế.
Chuyên ngành này đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ Đầu tư tài chính; kỹ năng về đầu tư tài chính, kỹ năng phân tích và dự báo thị trường; đồng thời nắm chắc kiến thức liên quan đến thị trường tài chính, rủi ro và cách thức quản lý rủi ro, những công cụ đầu tư trên thị trường tài chính; hoạt động quản lý của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính; hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý thị trường tài chính; bổ sung kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán; hiểu rõ quy định của Nhà nước đối với thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Đồng thời, các bạn còn nắm vững được hệ thống pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.