Người Do Thái Là Ở Đâu

Người Do Thái Là Ở Đâu

Bài này viết về người Do Thái. Đối với tôn giáo của người Do Thái, xem

Bài này viết về người Do Thái. Đối với tôn giáo của người Do Thái, xem

Sinh viên giàu, sinh viên nghèo

Đã có thời nhiều đại học công ở Mỹ miễn học phí. Những trường còn lại cũng thu học phí rất thấp khi trợ cấp từ các bang đã trả phần lớn cho chi phí vận hành trường. Tiến sĩ Dominique Baker tại Đại học Southern Methodist (Mỹ) cho biết đến khoảng những năm 1960, các chính sách bắt đầu thay đổi khi số lượng sinh viên ngày một tăng (thế hệ Baby Boomer đến tuổi vào đại học), dẫn tới việc duy trì và mở rộng khả năng tiếp cận đại học miễn phí gặp nhiều thách thức.

Bấy giờ, chính quyền thiết kế một cơ chế mới: các cơ sở giáo dục đại học có thể định giá học phí tùy ý, miễn là họ cung cấp đủ hỗ trợ cho sinh viên eo hẹp tài chính. Hiểu một cách nôm na, các đại học có thể thu học phí cao cho tất cả sinh viên, rồi cấp học bổng hỗ trợ cho sinh viên khó khăn. Mô hình học phí và hỗ trợ tài chính đi theo "cơ chế thị trường" này vẫn đang được áp dụng ở nhiều đại học Mỹ hiện nay.

Qua nhiều năm, tiến sĩ Dominique Baker nhận thấy cách làm trên có điểm yếu ở chỗ chỉ hiệu quả ở các trường đại học tên tuổi hoặc có các quỹ đầu tư lớn. Số trường này lại chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng các đại học ở Mỹ.

Chẳng hạn nhóm trường tinh hoa Ivy League có học phí cao, nhưng danh tiếng và chất lượng của trường giúp họ kéo về rất nhiều sinh viên đủ tài chính để "trả đúng, trả đủ". Sau đó, họ dùng một phần tiền đóng học phí từ những sinh viên nhà giàu để trợ cấp cho các bạn có điều kiện tài chính kém hơn.

Tuy nhiên, chỉ có đại học tên tuổi có thể thu hút đủ sinh viên giàu sẵn sàng trả đủ tiền học dù đắt đỏ đến đâu. Trong số khoảng 2.600 đại học đào tạo hệ 4 năm ở Mỹ, chưa đến 100 trường có thể đáp ứng mọi nhu cầu hỗ trợ tài chính của sinh viên khó khăn nhờ việc thu đủ tiền từ các sinh viên giàu.

Khoảng 2.500 trường đại học không thể đạt tới mức cân bằng lý tưởng này. Cái khó của những trường này là "anh không thể thu học phí như giá của một chiếc xe sang Porsche khi mọi người đang thấy chất lượng của trường chỉ như một chiếc xe Honda" - James

S. Murphy, chuyên gia phân tích chính sách giáo dục bậc cao của Tổ chức Education Reform Now, nói trong bài viết cho trang Business Insider.

Đây rốt cuộc cũng chính là nút thắt của câu chuyện học phí cao. Năm 2022, 89% số sinh viên theo học trường liberal art (giáo dục khai phóng) có thể tự trả hoàn toàn học phí đều học tại một trường thuộc top 50 của U.S. News & World Report. Các trường còn lại không đủ sức hút cho các sinh viên giàu có. Đồng nghĩa, các sinh viên dù được nhận học nhưng sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn, dẫn tới việc họ phải vay nợ nhiều hơn để học đại học.

Cắn răng đóng học phí song mức lương mà sinh viên có thể kiếm được sau khi tốt nghiệp đại học cũng không thể theo kịp với chi phí đại học. Báo cáo năm 2019 từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy thu nhập của người trẻ có trình độ đại học gần như không biến động suốt 50 năm qua.

Trong khi đó, dữ liệu gần đây từ Cơ quan Giáo dục đại học Mỹ chỉ ra trong bốn năm đầu sau khi tốt nghiệp, có đến 1/3 số sinh viên kiếm được ít hơn 40.000 USD, thấp hơn mức lương trung bình 44.356 USD mà lao động chỉ có bằng tốt nghiệp trung học kiếm được.

Nếu cộng thêm số nợ trung bình trên vai sinh viên 33.500 USD sau khi rời trường đại học, nhiều cử nhân dường như sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa mới đuổi kịp tài chính với những bạn đồng trang lứa không có bằng cấp.

Chẳng trách Gen Z bắt đầu nhìn đại học với con mắt khác. Một khảo sát năm 2022 của hãng Morning Consult cho thấy chỉ 41% trong số bạn trẻ Gen Z tin tưởng các trường đại học sẽ tạo thêm giá trị cho họ, tỉ lệ thấp nhất trước nay. Trước đó, khảo sát năm 2014 của Pew chỉ ra có đến 63% người trẻ thuộc thế hệ Y (1981 - 1996) đánh giá cao giá trị của việc học đại học.