Thuế Mua Đồ Nước Ngoài

Thuế Mua Đồ Nước Ngoài

Mua phần mềm nước ngoài có chịu thuế nhà thầu không? Hãng kiểm toán ES xin giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Mua phần mềm nước ngoài có chịu thuế nhà thầu không? Hãng kiểm toán ES xin giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

#3. Một số câu hỏi liên quan đến mua phần mềm nước ngoài?

Hỏi: Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật có chịu thuế GTGT không?

Trả lời: Phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Hỏi: Chi phí mua phần mềm nước ngoài là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN cần hồ sơ, chứng từ gì?

Trả lời: Bộ hồ sơ, chứng từ hợp lý gồm: Hợp đồng kinh tế, Thư đề nghị thanh toán của Công ty nước ngoài (kèm hóa đơn phí dịch vụ), Chứng từ thanh toán, Hồ sơ, chứng từ khai và nộp thuế nhà thầu.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về mua phần mềm nước ngoài. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

Với sự phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay, nhu cầu mua hàng nước ngoài trên các trang thương mại điện tử đã và đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Để có thể sở hữu những mặt hàng ngoại chính hãng, người tiêu dùng sẽ phải chịu thêm một số khoản thuế đi kèm. Vậy các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những loại thuế nào, mặt hàng nào cần đóng thuế,... Hãy cùng Đại lý thuế Trương Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam?

Thông thường sẽ có 3 loại thuế khi mua hàng về Việt Nam gồm: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam?

Thuế nhập khẩu được xem là thuế phức tạp nhất trong quá trình mua và nhập các loại hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Mức thuế này sẽ dựa trên loại hàng hóa và nguồn gốc nhập hàng để tính phí. Mỗi một mặt hàng, cũng như hàng được nhập tại mỗi quốc gia cũng sẽ có quy định cho mức tính thuế riêng.

Lấy ví dụ để bạn dễ hiểu như đối với Trung Quốc khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp hội ASEAN - Trung Quốc. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Mỹ thì sẽ được tính theo biểu thuế của WTO. Cũng chính vì vậy, bạn cần phải tra bảng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam mỗi khi nhập hàng.

Thuế nhập khẩu được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế nhập khẩu.

Thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng với mọi mặt hàng, tùy vào từng loại mặt hàng sẽ có mức thuế khác nhau từ 0 – 10%. Tuy nhiên, hầu hết mức thuế suất khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam đều là 10%. Bởi theo quy định luật của nhà nước mức thuế 0% sẽ chỉ áp dụng đối với loại hình dịch vụ, mức thuế 5% sẽ áp dụng đối những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, điện nước.

Thuế giá trị gia tăng được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT.

Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ chỉ áp dụng đối với những mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như: Rượu bia, thuốc lá, ô tô,... Còn những mặt hàng phổ biến khác như quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa,... sẽ không phải chịu mức thuế này khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế suất.

Những mặt hàng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam

Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm:

1. Hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới của Việt Nam.

2. Các loại hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.

3. Hàng hóa xuất - nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối.

Những mặt hàng không phải đóng thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam:

1. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu hoặc trung chuyển.

2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo và hàng hóa viện trợ không hoàn lại.

3. Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

4. Các loại dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên nhà nước khi xuất khẩu.

Đồng thời, căn cứ Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có giá trị hải quan trên 1.000.000 VNĐ hoặc tổng số thuế phải nộp trên 100.000VNĐ thì phải nộp thuế hoàn toàn lô hàng nhập khẩu.

Còn đối với những trường hợp gửi dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị hải quan dưới 1.000.000VND hoặc số thuế phải nộp dưới 100.000VNĐ sẽ được miễn thuế.

Hồ sơ miễn thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam

Hồ sơ hải quan miễn thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam phải đảm bảo thực hiện theo quy định về luật hải quan. Đối với những đơn hàng nhập khẩu về Việt Nam người nộp thuế cần chuẩn bị thêm:

- Điều ước quốc tế: Bạn sẽ cần 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu, khi nộp hồ sơ miễn thuế lần đầu cho cơ quan hải quan.

- Hợp đồng ủy thác, hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, đấu thầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.

Thông thường các thủ tục liên quan đến việc tính thuế trong hải quan sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đối với những ai mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể đơn giản hóa quá trình phức tạp này bằng cách sử dụng và liên hệ tư vấn từ Đại lý luật Trương Gia.Bài viết trên đây là những thông tin mà đại lý Thuế Trương Gia chia sẻ để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

ĐẠI LÝ THUẾ TRƯƠNG GIA“CẦU NỐI TUYỆT VỜI GIỮA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN THUẾ”

Bà Lỗ Thị Nhụ - Cục trưởng Cục Thuế  xuất nhập khẩu- đơn vị trực tiếp xây dựng đề án cho hay, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương xây dựng đề án thí điểm hoàn thuế GTGT cho khách du lịch là người nước ngoài.  Trên cơ sở đó chúng tôi đã hoàn tất xây dựng Dự thảo Đề án và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chính sách sách cần được bình đẳng, do đó, dự thảo nêu rõ, đối tượng hoàn thuế GTGT là người nước ngoài có mua hàng hoá tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh, không giới hạn là khách du lịch nước ngoài. Bộ Tài chính đã đề xuất hoàn thuế cho mọi đối tượng người nước ngoài có mua hàng hoá tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.

Hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau sẽ được thực hiện thí điểm việc hoàn thuế GTGT. Thứ nhất, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được đem theo lên máy bay vì lý do an toàn; chưa qua sử dụng tại Việt Nam; không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc Danh mục hàng hóa hạn chế xuất khẩu (XK). Bởi theo quy định hiện hành, không phải tất cả các mặt hàng đều được phép XN, đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và đều được đem lên máy bay.  Thứ hai, hoá đơn mua hàng phát hành trong vòng 30 ngày tính từ ngày người nước ngoài xuất cảnh trở về trước, có trị giá tối thiểu từ 2 triệu đồng/1 hoá đơn mua hàng/một cửa hàng đăng ký và được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng thí điểm việc hoàn thuế GTGT/1 ngày (tương đương 100USD/1 hóa đơn) hoặc có thể cộng gộp nhiều hoá đơn trong cùng ngày. Quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý thuế một cách hiệu quả nhất.

Trả lời câu hỏi, hành khách người nước ngoài được hoàn 100% tiền thuế GTGT đã nộp khi mua hàng hay chỉ được hoàn số tiền còn lại sau khi trừ tiền phí dịch vụ?  Đồng tiền hoàn thuế là tiền Việt Nam hay tiền USD và được hoàn bằng tiền mặt hay chuyển khoản, bà Lỗ Thi Nhụ lý giải: Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hành khách nước ngoài không được hoàn 100% số tiền thuế GTGT trước đó đã nộp ghi trên hoá đơn mua hàng. Số tiền được hoàn là số tiền còn lại sau khi đã trừ tiền nộp phí dịch vụ cho đại lý hoàn thuế. Tỷ lệ thu phí dịch vụ tối đa không quá 10% trên tổng số tiền thuế được hoàn. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để quy định cụ thể tỷ lệ này.

Đơn cử, với mức thuế GTGT là 5%, hoá đơn có trị giá mua hàng tối thiểu 2 triệu đồng, thuế GTGT đã nộp khi mua hàng là 100.000 đồng, thì số tiền thu phí tối đa là 10.000 đồng và số tiền thuế còn lại hành khách được hoàn là 90.000 đồng. Đồng tiền hoàn thuế là tiền Việt Nam. Trường hợp hành khách muốn lấy tiền ngoại tệ thì tỷ giá quy đổi là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm quy đổi. Hành khách được tự lựa chọn hoàn bằng tiền mặt hoặc bằng tài khoản, thẻ tín dụng.

Đề cập đến các bước cơ bản hành khách phải thực hiện để được hoàn thuế GTGT, Bà Lỗ Thị Nhụ cho biết, về hoá đơn, dự thảo dự kiến là hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và phải do các cửa hàng đăng ký và được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng thí điểm việc hoàn thuế GTGT phát hành trong khoảng thời gian 30 ngày tính từ ngày người nước ngoài xuất cảnh trở về trước. Về tiêu chí lựa chọn cơ sở kinh doanh tham gia vào hệ thống thí điểm hoàn thuế GTGT, để tránh lãng phí đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn thực hiện thí điểm, tại dự thảo cũng đã đưa ra các tiêu chí. Một là, phải có cửa hàng bán những loại hàng hoá người nước ngoài thường mua, đem theo khi xuất cảnh; có địa chỉ ở các trung tâm mua sắm tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Hai là, thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có đăng ký và được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng thí điểm. Những cơ sở nào đáp ứng các điều kiện này thì có hồ sơ gửi Bộ Tài chính để được lựa chọn.

Bộ Tài chính dự kiến chỉ thực hiện thí  điểm tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), trong khoảng thời gian từ 1/4/2012 đến 30/6/2014. Hai cửa khẩu quốc tế này có lưu lượng khách qua lại cao, có khu cách ly, rào chắn bảo đảm cho việc giám sát quy trình luân chuyển của hàng hoá để có thể thực hiện cơ chế thí điểm. Khoảng thời gian 2 năm sẽ đánh giá được những ưu/nhược điểm cơ bản của cơ chế thí điểm, trên cơ sở đó có các giải pháp xử lý phù hợp./.