Một trong những gương mặt sáng giá nhất tại Việt Nam đó là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông rất vinh dự khi được xếp hạng 51.083 trong công bố Những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ông là một Giáo sư chuyên gia về Cơ học, vật liệu và kết cấu tiên tiến.
Một trong những gương mặt sáng giá nhất tại Việt Nam đó là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông rất vinh dự khi được xếp hạng 51.083 trong công bố Những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ông là một Giáo sư chuyên gia về Cơ học, vật liệu và kết cấu tiên tiến.
Để học tiến sĩ, các bạn cũng cần nắm rõ về quy trình học và bảo vệ luận án. Cùng tham khảo nội dung dưới đây để có được thông tin cần thiết nhé.
Quy trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại các trường đại học ở Việt Nam thường như sau:
Tiến sĩ khoa học là một danh xưng khoa học tại Việt Nam kể từ thời điểm ban hành Luật Giáo dục vào năm 1998. Thuật ngữ này được sử dụng và áp dụng cho những cá nhân có bằng tiến sĩ của các nước Liên Xô và Đông Âu cũ (học vị doktor nauk), hoặc có bằng tiến sĩ nhà nước (doctorat d'Etat) của Pháp,...
Đây là một khái niệm mang tính lịch sử rất cao vì trước đó Việt Nam cũng có hệ thống văn bằng sau đại học tương tự như hệ thống của các nước Liên Xô và Đông Âu cũ, nghĩa là cũng bao gồm các học vị tiến sĩ và phó tiến sĩ như của các quốc gia này.
Tuy nhiên, việc này lại làm nảy sinh sự thiếu thống nhất trong hệ thống văn bằng quốc gia khi tồn tại 2 loại học vị tiến sĩ của 2 hệ thống khác nhau cùng với 1 học vị phó tiến sĩ. Trong khi đó, Luật Giáo dục quy định cả nước chỉ được phép có duy nhất 1 học vị tiến sĩ. Thông qua một quyết định gây xôn xao không ít tranh cãi trong giới khoa học và giới chuyên môn, học vị phó tiến sĩ trước đây sẽ được đổi thành học vị tiến sĩ, học vị tiến sĩ sẽ được đổi thành tiến sĩ khoa học. Nghĩa là, các bằng cấp tiến sĩ do các nước Liên Xô và Đông Âu cũ, bằng tiến sĩ do Việt Nam cấp trước đây, bằng tiến sĩ nhà nước,... sẽ được gọi là bằng tiến sĩ khoa học, bằng phó tiến sĩ sẽ được coi là bằng tiến sĩ giống như các bằng tiến sĩ khác.
Thuật ngữ, học vị và văn bằng tiến sĩ khoa học nếu được dịch nguyên văn theo nghĩa đen từ các ngôn ngữ khác có thể tương đương với thuật ngữ tiến sĩ khoa học ở Việt Nam hay không tùy từng trường hợp cụ thể, giai đoạn lịch sử và quy định của mỗi quốc gia. Khái niệm tiến sĩ khoa học (Doctor of Science) chỉ được hiểu 1 cách đơn giản là tiến sĩ về khoa học, cốt là để phân biệt với tiến sĩ ở các ngành khác nhau như tiến sĩ về văn học, tiến sĩ về máy móc kỹ thuật,....
Sau khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang Nga không phân biệt phó tiến sĩ và tiến sĩ nữa mà gọi chung là tiến sĩ. Ở Pháp cũng theo hình thức như vậy.
Ở Việt Nam trước năm 1990, nước ta theo quy chế của Liên Xô cũ. Sau đó, Chính phủ ký quyết định chuyển tên gọi phó tiến sĩ thành tiến sĩ mà không phải là thạc sĩ. (Thạc sĩ đào tạo 2 năm, Phó tiến sĩ đào tạo 4 năm)
Người ta thêm từ “khoa học” phía sau từ “Tiến sĩ” nhằm mục đích phân biệt một cách rõ ràng hơn, không để những tiến sĩ cũ bị cào bằng.
Vậy tiến sĩ khoa học sẽ được đánh giá cao hơn bằng tiến sĩ thông thường!
Trên đây là những thông tin bổ ích về học hàm tiến sĩ khoa học. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có một góc nhìn đúng đắn về thuật ngữ này và thành công trên con đường học tập của mình!
Phân biệt học hàm (academic rank) và học vị (degree):
- degree: học vị - là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định. VD: Ph.D - Doctor of Philosophy (tiến sỹ), MBA - The Master of Business Administration (thạc sĩ quản trị kinh doanh).
- academic rank: học hàm là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. VD: Associate Professor (phó giáo sư), Professor (giáo sư).
Theo danh sách công bố của Hội đồng GS Nhà nước, ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư năm 2020 là TS. Lê Anh Vinh, 37 tuổi. Ông Vinh là Tiến sĩ ĐH Harvard và hiện là người phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trong 28 ngành và liên ngành, chỉ có 13 ngành và liên ngành có ứng viên đạt chuẩn Giáo sư gồm: Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản, Cơ học, Cơ khí - Động lực, Dược học, Giáo dục học, Hóa học - Công nghệ thực phẩm, Kinh tế, Sinh học, Tâm lý học, Thủy lợi học, Toán học, Vật lý học và Y học.
Trong đó, ngành Y học và Hóa học – Công nghệ thực phẩm có nhiều ứng viên đạt chuẩn Giáo sư nhất, mỗi ngành có 8 người. Các ngành còn lại có từ 1 đến 4 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư.
Ứng viên đạt chuẩn Giáo sư trẻ nhất: 37 tuổi
Đó là ông Lê Anh Vinh, sinh năm 1983, là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, từng giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2001.
Năm 2010, khi mới 27 tuổi, ông Vinh nhận bằng Tiến sĩ của ĐH Harvard (Mỹ).
Năm 2013, ông là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh Phó Giáo sư khi mới tròn 30 tuổi.
Năm 2017, ông Lê Anh Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (trực thuộc Bộ GD-ĐT) cho đến nay.
Ứng viên đạt chuẩn Giáo sư nhiều tuổi nhất: 68 tuổi
Đó là ông Đinh Văn Chiến, sinh năm 1952, ngành Cơ khí, công tác tại Viện Công nghệ Cơ khí – tự động hóa và Môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), năm nay 68 tuổi.
Ứng viên đạt chuẩn Phó Giáo sư trẻ nhất: 33 tuổi
Đó là Phạm Chiến Thắng, sinh năm 1987, ngành Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); Võ Hoàng Hưng, sinh năm 1987, ngành Toán học, Trường ĐH Sài Gòn; Trần Đức Học, sinh năm 1987, ngành Xây dựng, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM);Lê Minh Triết, sinh 14/12/1987, ngành Toán học, Trường ĐH Sài Gòn.
Ứng viên đạt chuẩn Phó Giáo sư nhiều tuổi nhất: 61 tuổi
Đó là ông Nguyễn Xã Hội, sinh năm 1959, ngành Động lực, Trường ĐH Phòng Cháy chữa cháy, năm nay 61 tuổi.
Ngành có nhiều ứng viên đạt chuẩn Phó Giáo sư nhất: Ngành Kinh tế
Ngành Kinh tế có nhiều ứng viên đạt chuẩn Giáo sư nhất với 45 cá nhân. Tiếp theo là ngành Hóa – Công nghệ thực phẩm với 28 người; Vật lý: 26 người; Khoa học An ninh: 22 người; Y học: 22 người; Khoa học Quân sự: 14 người; Điện – Điện tử - Tự động hóa: 14 người; Cơ khí động lực: 13 người…
Các ngành chỉ có 1 ứng viên đạt chuẩn Phó Giáo sư gồm: Sử học – Khảo cổ - Dân tộc học; Tâm lý học.
Các ngành có 2 ứng viên đạt chuẩn Phó Giáo sư: Văn học; Luyện kim
Hội đồng GS Nhà nước vừa công bố danh sách 339 cá nhân đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2020.
Tiến sĩ là gì? Đây là một học vị trong hệ thống giáo dục hiện nay. Và để hiểu rõ hơn về tiến sĩ cũng như những quy định liên quan đến quá trình học tập, bảo vệ luận án như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tiến sĩ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học phương Tây. Để đạt được học vị này, bạn cần phải hoàn thành khóa học sau đại học chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu của mình, thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. So với cao học, tiến sĩ sẽ đòi hỏi bạn sẽ phải tập trung vào nghiên cứu độc lập và tiến hành thực hiện một dự án nghiên cứu chính thức của riêng mình. Giải đáp được câu hỏi “cao học là gì?” sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu về bản thân khi so sánh giữa tiến sĩ và cao học.
Phần quan trọng nhất của khóa học tiến sĩ là viết và bảo vệ luận án. Luận án này phải mang lại những đóng góp mới và đáng kể vào lĩnh vực nghiên cứu của bạn, đồng thời phải được viết theo một chuẩn chất lượng cao.
Trong quá trình viết luận án, bạn phải chứng minh rằng mình có kiến thức sâu rộng, khả năng nghiên cứu độc lập và phải trình bày kết quả nghiên cứu của mình một cách thuyết phục.
Sau khi hoàn thành khóa học tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án, bạn sẽ được trao học vị tiến sĩ và có thể tiếp tục nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu. Bạn cũng có thể được tuyển dụng để làm việc trong các cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp với các vị trí cao cấp, yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Học tiến sĩ là một chương trình đào tạo sau đại học, được xây dựng để phát triển kiến thức chuyên môn sâu hơn và nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực nhất định. Mục đích chính của việc học tiến sĩ thường là để trở thành một chuyên gia tại một lĩnh vực cụ thể và phát triển các kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, phát triển các giải pháp sáng tạo,… Cụ thể, các bạn có thể học tiến sĩ để:
Xem thêm: Học hàm học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị
Học tiến sĩ là một quá trình đào tạo cao cấp và phức tạp, đòi hỏi sự cam kết, kiên trì, nỗ lực lớn từ người học. Vì vậy, những ai có đam mê nghiên cứu và mong muốn đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực nhất định thì nên học tiến sĩ.
Cụ thể, những nhóm người cần và nên có bằng tiến sĩ là:
Tuy nhiên, việc quyết định học tiến sĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tài chính, thời gian và mong muốn cá nhân. Bất kỳ ai quyết định học tiến sĩ đều cần suy nghĩ kỹ càng và đánh giá xem liệu mình có đủ kiên trì, sự cam kết để hoàn thành quá trình đào tạo này hay không?
Xem thêm: Đào tạo là gì? Lợi ích & các hình thức đào tạo hiện nay
Để có thể theo học chương trình đào tạo tiến sĩ, các bạn sẽ cần nắm rõ những quy định như sau:
Điều kiện học tiến sĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trường đại học, chương trình tiến sĩ và lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là một số điều kiện chung thường được yêu cầu:
Thời gian học tiến sĩ thường kéo dài từ 4 đến 7 năm tùy thuộc vào chương trình và đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình học tiến sĩ, bạn sẽ cần dành khoảng 2,5 năm đầu tiên để làm nghiên cứu. Bước đầu bạn sẽ đào sâu vào kho tàng tri thức, học bổ sung kiến thức,… rồi tiến hành nghiên cứu tài liệu, lập đề cương, thu thập ý kiến đóng góp, thu thập số liệu, nghiền ngẫm dữ liệu,… Với các chương trình yêu cầu viết báo, thời gian để một bài viết khoa học được bình duyệt kéo dài khoảng 1 năm. Tuy nhiên, nếu đề tài đi sâu vào các lĩnh vực mới, những “vùng đất” ít người dám đi, việc nghiên cứu có thể kéo dài lâu và khó có thể ra sản phẩm trong thời gian ngắn.
Điều quan trọng nhất để hoàn thành chương trình tiến sĩ là qua hội đồng phản biện độc lập ở năm cuối cùng. Quá trình này có thể kéo dài từ 4 đến 5 tháng, trong khi tổng thời gian làm hồ sơ phản biện, phản hồi, bảo vệ, lập hội đồng có thể sẽ kéo dài khoảng 1 năm.
Vì vậy, thời gian học tiến sĩ dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình, đề tài nghiên cứu, quá trình phản biện và bảo vệ.
Các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay đang cung cấp chương trình đào tạo tiến sĩ với mức học phí trung bình khoảng 16 triệu đồng/năm cho các ngành, ngoại trừ y – dược với mức học phí gần 32 triệu đồng/năm.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức học phí này rất thấp, chẳng hạn như Anh với mức học phí khoảng 15,000 – 16,000 Bảng/năm; Úc với mức học phí từ 22,000 – 40,000 AUD/năm; Hà Lan với mức học phí khoảng 13,000 – 20,000 EUR/năm; Singapore với mức học phí khoảng 20,000 – 25,000 SGD/năm,…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chi phí học tập có thể thay đổi tùy thuộc vào chương trình và trường đại học cụ thể.
Xem thêm: Cao học là gì? Một số điều bạn nên cân nhắc trước khi học cao học